Đó là lứa cầu thủ Gia Lâm của Hà Nội thi đấu rất xuất sắc tại các giải trẻ. Công Phượng, Quang Hải, Tuấn Anh… họ được đầu tư và cọ sát rất nhiều mới có được ngày hôm nay. Và chợt giật mình nhìn lại mà xem:
1. Lò HAGL JMG
Sau sự đầu tư mạnh mẽ khóa 1 thì các khóa sau đều thụt lùi. Nguyên nhân là do cả 1 lò đào tạo 3,4 khóa chỉ có duy nhất 1 HLV trưởng kiêm giám đốc học viện. Lại còn nhiều lúc vừa bế em vừa xay lúa. Thời kỳ mà ông giôm đi sát cánh cùng u19, thì những cầu thủ khóa 2, 3 còn lại tất nhiên là ít được quan tâm. Tưởng như chuyên nghiệp nhưng lại rất nghiệp dư, tại sao không thể tậu cho mỗi lứa 1 HLV ngoại chất lượng. Tại sao để 1 ông làm HLV 3 đội 1 lúc. Làm sao ông ta có thể dạy bảo được tất cả. Rồi việc tuyển sinh các khóa sau diễn ra rất qua loa, ngay từ đầu vào đã có vấn đề. Đa số các cầu thủ ứng tuyển vào HAGL đều đã trượt ở các lò khác.
>>> Tổng hợp: Kèo bóng đá Đức tối nay <<<
Sự điều hành yếu kém của ông Tấn Anh khiến những người tâm huyết cũng nản lòng. Bầu Đức kinh doanh sa sút. Và điều gì đến cũng đến. Các lứa sau bị bỏ bê, chỉ tập chay và thi đấu với đội năng khiếu. Trong khi đáng lẽ ra phải dc đá với các đội Ai cập, bỉ, ghana, nhật, hàn như khóa 1 thì họ chỉ thi đấu nội bộ. Kết quả họ thụt lùi. Vì thế đừng bao giờ tin vào lời bốc phét chém gió là khóa 2, khóa 3 ,khóa 4 hay hơn khóa 1.
2. PVF
PVF có cơ sở vật chất tốt thật đấy. Nhiều chuyên gia ngoại thật đấy. Nhưng họ làm việc theo kiểu nửa nạc nửa mỡ. Đã thuê HLV ngoại nhưng không để họ làm HLV trưởng, chịu trách nghiệm toàn bộ. Dẫn dắt đội luôn là HLV nội. Trên đời này lại có chuyện thằng giỏi làm trợ lý thằng dốt. Thằng lương cao làm trợ lý cho thằng lương thấp. Rồi còn thuê hẳn 1 cái ông gì gì đó nổi tiếng với môn võ tacadada nổi tiếng bên campuchia làm trưởng ban huấn luyện. Chưa kể về sai lầm khi định hướng, họ tuyển quá nhiều để rồi không quản lý tốt được hết. Kết cục là lò PVF càng ngày càng đi xuống. Tôi không thể tin nổi tại sao cầu thủ PVF lại đỡ quả bóng không xong. Chuyền không nổi, sút cũng không được.
Vậy từng ý chuyên gia nội và ngoại họ đang làm cái gì ở PVF. Ấy thế mà PVF luôn có những suất nhất định lên tuyển trẻ. Biết làm sao được. HLV của họ, tập nhờ sân của họ thì phải cho quân họ đá thôi. Tôi chợt giật mình. 12 năm từ ngày họ thành lập. Họ tuyển quá nhiều, đào tạo quá nhiều. Nhưng họ chưa đào tạo được 1 cầu thủ nào hay thật sự chứ chưa nói đến ngôi sao. Cầu thủ khá nhất để họ nêu ra mỗi lần muốn tự hào là Hà Đức Chinh. Người mà ai cũng nghĩ làm nghề buôn gỗ lâu năm.
3. Viettel
Họ đào tạo theo mô hình quân đội. Cơ sở vật chất tốt. Tuyển sinh đều đặn, có nhiều mạng lưới khắp cả nước. Nhưng với cơ chế nhà nước họ vẫn mang dáng dấp của 1 đội bóng bao cấp. Đã nhiều lần họ muốn liên kết mua công nghệ đào tạo nước ngoài…nhưng lại thôi. Các dự án của họ cứ treo trên giấy hết năm này đến năm khác. Nên cho dù luôn ổn định trong top những lò đào tạo tốt nhất Việt Nam nhưng họ không bao giờ có thể bứt phá mạnh mẽ lên được. Họ cứ bình bình vậy thì bóng đá trẻ nước ta cũng sẽ bình bình vậy thôi, vì lứa sau đâu có gì để mà hay hơn lứa trước
4. Sông Lam Nghệ An
Cái nôi của rất nhiều nhân tài, phải nói là vậy. Nhưng gần đây các lứa U trên thi đấu không tốt. Các lứa U dưới thì đang tìm lại ánh hào quang. Nhưng ai dám đảm bảo khi lớn lên họ vẫn giữ được vị thế đó. Chung quy bởi không có tiền. Biết làm sao được. Nhiều khi tôi cũng chỉ mong mình có thật nhiều tiền để xây cho họ 1 cái học viện thật hoành tráng. Để tận dụng hết tiềm năng con người nơi đây.
5. Hà Nội FC
>>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Soi kèo bóng đá hôm nay <<<
Họ không có học viện cùng cơ sở vật chất như các đội PVF, Viettel nhưng họ khá khôn ngoan trong việc tuyển chọn và thu gom tài năng trẻ. Có thể nói họ vận hành theo sơ đồ hình tháp. Có nghĩ là thu hẹp chắt lọc dần khi lên cao để tìm ra các cầu thủ tinh anh nhất. Trước khi tập hợp lại thành đội hà nội họ gom quân từ các lò vệ tinh như Gia Lâm, VST.. nhưng sẽ ra sao nếu các lò này không đạt được chất lượng. Ai dám chắc Gia Lâm có thể tạo ra được những Quang Hải, Đình Trọng, Thành Lương… nữa khi mà cơ chế cho họ quá hạn chế.
Rồi, đào tạo ra cầu thủ giỏi đã khó. Chọn được cầu thủ giỏi lên tuyển cũng không hề dễ. Khi mà các HLV đội U quốc gia đến từ lò này, lò kia thường hay thiên vị, chọn lọc k khách quan. Dẫn đến không tuyển chọn được tất cả những cầu thủ tốt nhất. 1 năm cầu thủ thi đấu quá ít dẫn đến yếu tâm lý thể lực và kinh nghiệm. VCK có 8 đội. Khi chọn quân lên tuyển họ thường chỉ chọn quân của 4 đội vào bán kết thôi. Làm như vậy sao có thể chọn được hết tinh anh. Các cầu thủ khác có giỏi cũng không được chú ý khi mà họ có quá ít cơ hội thể hiện.
Chỉ khi nào những gì tôi nói ở trên được giải quyết thì chúng ta mới có thể có 1 nguồn lực trẻ ổn định cung cấp cho ĐTQG, tạo tiền đề cho sự phát triển. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là tạo ra sức ép để khi họ làm sai bắt họ thay đổi.