Khó khăn đầu tiên
Bắt đầu từ vòng loại 3 giải U16, U19 và U23 châu Á năm nay, LĐBĐ Châu Á đã quyết định tăng số bảng thi đấu từ 10 lên 11 chia làm 2 khu vực thi đấu. Trong đó, khu vực Đông Á vẫn giữ nguyên là 5 bảng trong khi số bảng khu vực Tây Á được tăng lên thành 6 bảng. Đồng nghĩa với đó bên cạnh 11 suất nhất bảng chắc chắn đi tiếp thì chỉ có 5/11 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất được đi tiếp (tính cả đội chủ nhà VCK). Nếu so với 6/10 đội nhì bảng đi tiếp của những năm trước thì cơ hội để các đội thứ 2 của bảng đấu đã hẹp đi khá nhiều. Vì lẽ đó, các đội thứ 2 bảng đấu tại vòng loại năm nay có điểm số và hiệu số rất cao.
>>> Cập nhật mới nhất: Tin soi kèo nhà cái tại soikeotot1.com <<<
Thực tế đã chứng minh, tại vòng loại các giải U23 và U16 vừa qua, các đội nhì bảng muốn đi tiếp phải sở hữu số điểm ngang với đội nhất bảng. Điều này khiến cho cuộc đua tranh vé đi tiếp trở nên gắt gao hơn.
Tuy nhiên, thể thức thi đấu này cũng nảy sinh ra bất cập. Ở vòng đấu cuối, các đại diện của Tây Á sẽ (được) thi đấu sau khi kết cục các bảng Đông Á đã an bài. Điều này đã khiến các đội bóng bên bờ phía Tây để chắc chắn tấm vé đi tiếp sẽ thi đấu không song phẳng và quyết liệt. Đây cũng là một phần lý do khách quan khiến khu vực Đông Á chỉ có 6/16 đội tham dự VCK U16 Châu Á vào năm sau.
>>> Đọc thêm tin: Soi kèo trận cỏ dễ chơi <<<
Trận thua của U16 Việt Nam vừa qua khiến chúng ta để vuột mất tấm vé đến Bahrain năm sau khi chỉ cần hòa ở lượt cuối cũng là bài học cho đội U19 Việt Nam sắp tới. Hai chiến thắng với hiệu số rất cao trước đối thủ yếu hơn như Guam hay Mông Cổ nằm trong tầm tay thầy trò HLV Philippe Troussier. Nhưng như thế có lẽ vẫn chưa đủ cho một tấm vé đi tiếp khi dự báo các bảng khác các đội thứ 1 và thứ 2 bảng sẽ có điểm số và hiệu số khá cao. Do đó, muốn đi tiếp dù với vị trí đầu bảng hay trong top 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, đội U19 Việt Nam sẽ cần phải có ít nhất 1 điểm trong trận gặp đối thủ mạnh nhất bảng đấu là Nhật Bản. Đây sẽ là một thử thách lớn với “phù thủy trắng” Philippe Troussier.