Những điểm hạn chế về sân bãi và truyền hình của bóng đá Việt Nam khi so sánh qua máy quay truyền hình với các nước trong khu vực:
– Hầu hết các khán đài B,C,D của SVĐ ở Việt Nam đều không có ghế ngồi nên lên sóng truyền hình nhìn rất xấu.
– Khán đài sơn bong tróc, loang lỗ, mọc rêu.
– Nhiều sân sau 2 cầu môn có 2 bãi cỏ lớn nhưng không được chăm sóc, để cỏ mọc loang lỗ nhìn rất xấu.
– Xe cứu hoả và xe cấp cứu đứng ở trong sân.
– Bảo vệ và CSCĐ hay đứng tụm lại với nhau nhìn không uy nghiêm và chuyên nghiệp.
– Các biển quảng cáo đặt không thẳng hàng, xiêu vẹo.
– Các khán đài có lắp ghế thì đều chừa những lối lên xuống, khán giả mình ngồi luôn ở lối đi này nên nhìn lên khán đài rất lộn xộn.
– Khán giả đi xem đá bóng chủ yếu là người xem chứ không phải là cổ động viên, chưa có phong cách cổ động cho cầu thủ, thường không vỗ tay khi thay cầu thủ, khi bóng ra biên, khi cầu thủ được cáng ra sân, khi đá phạt góc…
– Thiếu góc máy quay sau lưng thủ môn hoặc nếu có thì ngồi trên các khung giàn giáo chứ không có hệ thống máy quay chuyên nghiệp sau cầu môn.
– Sân không đủ ánh sáng, lên hình rất tối.
– Thiếu các máy quay ở 1/3 sân để quay chính xác các tình huống việt vị.
– Thiếu máy quay di động dọc sân để quay các tình huống ném biên, đá phạt góc, ăn mừng bàn thắng.
– Thường hay quay 1 cảnh nhiều hơn 3 giây, có những lúc quay hơn 10 giây 1 người hoặc quay bất động giữa sân.
– Thường lạm dụng Slowmotion, nhiều khi tình huống bóng đang diễn ra dưới sân lại quay slowmotion gần 1 phút một tình huống trước đó. Chỉ nên quay chậm tình huống chạm bóng nghệ thuật hoặc pha bóng đẳng cấp, không nên quay slowmotion cả một tình huống dài từ lúc phát động tấn công đến khi ghi bàn.