Tình yêu của nữ giới với bóng đá ?
Nếu như ở Việt Nam, có hẳn một cộng đồng Fandom với các chị em, sẵn sàng “đi đu đưa” khắp mọi miền quê, khắp những sân vận động để cổ vũ những cầu thủ con cưng của mình.
Thì ở đất nước Iran cách chúng ta gần với chiều dài châu lục, đây mới là lần đầu tiên sau tròn 40 năm, phụ nữ Iran mới được phép đến sân vận động xem một môn thi đấu, mà được cả xã hội định kiến là “chỉ dành cho đàn ông”.
>>> Dự đoán: Kèo La Liga chắc thắng <<<
Cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, do Ruhollah Khomeini đứng lên lãnh đạo, đã giúp cho nước này thoát khỏi sự lũng đoạn, xâu xé và phụ thuộc vào các nước phương Tây. Những bộ luật Hồi giáo đã được ban hành, mở đường cho sự phát triển của quốc gia có diện tích lớn nhất Tây Á.
Song, quyền phụ nữ trong luật Hồi giáo là hết sức hạn chế. Nữ giới không có được những quyền căn bản như đàn ông. Họ không được lái xe oto, không được tháo khăn che mặt khi đi ra đường, thậm chí, không được “cười đùa” với người lạ không phải chồng mình.
Đỉnh điểm, chính là điều luật khắt khe: không được vào sân xem các bộ môn thể thao dành cho nam giới thi đấu, trong đó có bóng đá nam. Những trận đấu trước năm 2019 ở Iran, hầu như chẳng thể tìm nổi một bóng hồng nào trên khán đài ở các SVĐ của đất nước bảo thủ này.
Khi theo dõi World Cup 2018, điều đầu tiên chúng ta ấn tượng về Iran, không chỉ là một đội bóng châu Á kiên cường trước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, mà còn bởi “Fandom Iran” trên khán đài, với nhan sắc chẳng hề thua kém bất cứ người phụ nữ nào trên thế giới. Thế nhưng, chỉ có ở Nga, các CĐV nữ mới dám “liều mình trái luật” như thế.
Đầu năm 2019, FIFA đã phải can thiệp. Liên đoàn bóng đá Iran bị FIFA dọa sẽ loại khỏi hệ thống các liên đoàn thành viên, nếu như không dỡ bỏ “điều luật cấm đoán” trong bộ luật Hồi giáo. Tỏ chức bóng đá lớn nhất thế giới cũng yêu cầu Iran phải cho phép phụ nữ vào sân mà không giới hạn số lượng vé, tùy theo nhu cầu của họ.
>>> Click dự đoán: Soi kèo các trận ăn thưởng quà to <<<
Yêu cầu của FIFA được đưa ra sau khi một phụ nữ Iran tự xưng là “Cô gái xanh dương” đã tự thiêu hôm 10/9. Cô cải trang thành một cậu bé để đi xem bóng đá và tự sát vì quá sợ hãi khi bị phát hiện.
Phụ nữ Iran có thể ngay lập tức mua vé xem trận đấu gần nhất của tuyển Iran khi họ đối đầu Campuchia trên sân Azadi ngày 10/10. 3.500 phụ nữ đã mua vé xem trận đấu này.
Mặc dù chỉ phải tiếp một đối thủ yếu là Campuchia, và Iran đã nã 14 bàn vào lưới đối thủ tại sân Azadi. Thế nhưng, bức tranh của bóng đá Iran giờ đây đã thêm phần sáng sủa, khi nữ quyền đã trở nên bình đẳng hơn, ở nơi mà người ta vẫn thường hay có định kiến “con gái làm gì biết xem bóng đá”