Khi xem đoạn clip giới thiệu đội hình Nhật Bản trong tháng 11 mà JFA trình chiếu trưa nay, hàng chữ “Asian Wall” hay “Bức tường Châu Á” khiến tôi chú ý khi như là lời nhắc nhở mà người Nhật Bản dành cho các tuyển thủ và…HLV Moriyasu.
Rằng qua rồi cái thời mà họ chỉ cần dạo chơi suốt 89 phút và chỉ cần 1 phút tỏa sáng của Shunsuke Nakamura là đủ để hạ những Oman, Bahrain, Iraq, Qatar…Trong đó, người cảm nhận rõ nhất hẳn là HLV Hajime Moriyasu khi thành tích nghèo nàn tại vòng loại World Cup buộc ông phải gạt đi sự cứng nhắc bấy lâu.
>>> Đọc thêm tin: soi kèo trận cỏ dễ chơi <<<
Điều đó được minh chứng qua bản danh sách triệu tập các tuyển thủ mà ông Moriyasu giới thiệu. Chi tiết đáng giá là cuối cùng những tài năng hay nhất J-League sẽ có cơ hội thi thố cùng những ngôi sao quốc tế. Nghe có vẻ lạ nhưng sự thật là HLV Moriyasu rất ưu ái “kinh nghiệm” chơi bóng ở nước ngoài. Thế nên, ngoài những Takehiro Tomiyasu, Maya Yoshida, Kyogo Furuhashi…thì Nhật Bản luôn có chỗ cho Yuto Nagatomo, Yuya Osako, Hiroki Sakai dù họ đã trở về thi đấu ở quê nhà. Sự cứng nhắc ấy được thể hiện khi bộ khung này đóng đinh quá lâu bất chấp phong độ trồi sụt thế nào.
Như Gaku Shibasaki chẳng hạn, anh từng là 1 trụ cột nhưng chỉ là trước đây thôi, còn bây giờ ai cũng thấy tiền vệ của Leganes thi đấu xập xệ ra sao nhưng vẫn nghiễm nhiên chiếm suất đá chính, phải đến khi anh giúp Saudi Arabia thắng Nhật 1-0 thì ông Moriyasu mới sáng mắt, sáng lòng. 3 tuần suy tư giúp HLV Nhật Bản quyết định trao cơ hội cho các ngôi sao J-League…
>>> Cập nhật mới nhất: tin soi kèo nhà cái tại soikeotot1.com <<<
Họ gồm Shogo Taniguchi, Miki Yamane, Reo Hatate, Daizen Maeda, Ayase Ueda, những tinh hoa được chắt lọc từ 2 CLB mạnh nhất J-League là Kawasaki Frontale và Yokohama F-Marinos. Theo dõi J-League hàng tuần, đến lúc này tôi vẫn không hiểu tại sao HLV Moriyasu cương quyết không gọi Madea, chân sút có mùa giải đặc biệt xuất sắc cùng F-Marinos, phong độ ăn đứt ông sao Yuya Osako (Vissel Kobe) trong khi Miki Yamane là “Vua kiến tạo” mùa này, điểm chung của Maeda và Yamane là họ đều tỏa sáng đến nỗi lấn át các ngoại binh Brazil, thước đo chuẩn mực xưa nay ở J-League. Tôi không hề ngạc nhiên khi Celtic Glassgow sắp sửa tuyển mộ 2 tài năng hàng đầu J-League này.
Cái thiếu của Nhật Bản trong 2 năm qua là sức cạnh tranh trong lòng đội tuyển. Điệp khúc đến hẹn lại lên các ông sao quốc tế tệ tựu dưới thời Moriyasu khiến họ dần đánh mất tính bất ngờ, đột biến về lối chơi khi thiếu các nhân tố mới mẻ. Đó là cái dở của huyền thoại Hiroshima Sanfrecce so với các tiền bối như Zico, Alberto Zaccheroni, Ivica Osim…những HLV tạo ra sự lựa chọn công bằng bất chấp giải đấu mà các tuyển thủ chơi bóng. Xét trong 20 năm đổ lại, Nhật Bản mà tôi hâm mộ nhất là thế hệ dự Asian Cup 2004, World Cup 2006. Những Akira Kaji, Yuji Nakazawa, Yasuhito Endo, Keiji Tamada không cần chơi bóng ở nước ngoài để đạt được sự thừa nhận ở cấp đội tuyển. Trước Việt Nam và Oman, tôi tin thanh kiếm Katana bị rỉ sét bấy lâu sẽ lại được mài sáng với những tinh hoa từ J-League.