Nhóm “ông kẹ”: Thái Lan và Việt Nam
Sau 25 năm ngự trị trên đỉnh cao, được coi là “ông kẹ” duy nhất của khu vực và vươn lên nhóm trung bình khá của châu Á, Thái Lan đã phải chia sẻ vị thế này với Việt Nam. Bóng đá Việt Nam bắt đầu nổi lên từ năm 2017, khi HLV Park Hang-seo đến và biến những đội bóng chỉ biết gây thất vọng cho người hâm mộ trở thành những chiến binh quả cảm khiến cả châu Á cảm phục. Tại các giải đấu châu lục, Việt Nam trở thành “Giant killer”, liên tiếp vào sâu và ghi dấu ấn qua các trận đấu để đời. Việt Nam chỉ chấp nhận rời giải đấu bởi những thất bại tối thiểu, phải trải qua hiệp phụ hoặc các loạt đấu súng trên chấm 11m trước những “ông lớn” của châu lục. Còn khi trở về khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang thống trị các giải đấu và chỉ có Covid-19 mới ngăn nổi bước tiến của Việt Nam.
Thế nhưng, chúng ta không thể chủ quan để xếp Thái Lan ở đẳng cấp thấp hơn. Thực tế, Bóng đá Thái Lan vẫn đang là thế lực hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. Thái Lan chững lại và bị khuất phục bởi một Việt Nam quá xuất sắc chứ họ không hề thụt lùi, họ chưa bị hạ xuống đẳng cấp thấp hơn.
>>> Đọc thêm tin: soi kèo trận cỏ dễ chơi <<<
Xét về giải đấu quốc nội, Vleague đang tiến bộ rất nhanh nhưng Thaileague vẫn là giải đấu hàng đầu và họ vẫn đang hơn chúng ta, cả về thương mại hoá lẫn chuyên môn. Ở cấp độ các đội tuyển, Thái Lan vẫn ở trình độ rất cao và ở đẳng cấp châu Á. Đối đầu trong những năm gần đây, Việt Nam mới chỉ duy nhất chiến thắng người Thái ở vòng loại U22 châu Á, còn lại là các kết quả hoà.
Tóm lại, ở nhóm “ông kẹ”, Thái Lan và Việt Nam chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu khu vực và đều đang được đánh giá thuộc nhóm trung bình khá ở châu Á. Cả 2 đều đang rất nỗ lực để chen chân vào nhóm các đội mạnh (khá) của châu lục. Kết quả thi đấu của Việt Nam thành công hơn, hạ gục được nhiều đội mạnh châu Á hơn so với Thái Lan.
Nhóm đội mạnh: Malaysia và Singapore
Đây là 2 trong 3 quốc gia giàu có nhất Đông Nam Á. Trong đó, Malaysia dù GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/6 của Singapore nhưng bù lại dân số lại gấp khoảng 6 lần. Để bù lại bất lợi về dân số, Singapore đã cho nhập tịch nhiều cầu thủ nước ngoài và gặt hái không ít thành công tại đấu trường khu vực. Malaysia mới đầu không mặn mà với việc này. Nhưng sức ép từ việc mong muốn vươn tầm châu lục khiến họ cũng nhẩy vào cuộc đua nhập tịch cầu thủ với Singapore và Philippines trong những năm gần đây.
Tuy đã đạt được một số chiến tích tại đấu trường khu vực nhưng có thể nói, Malaysia và Singapore chỉ đủ sức thách thức các “ông kẹ” trong “ao làng” chứ ra đến các giải đấu Châu Á, họ vẫn chỉ là các đội bóng lót đường và ít có cơ hội vượt qua vòng bảng.
Nhóm thách thức: Indonesia, Myanmar, Philippines, Lào, Campuchia
Trong nhóm này, Indonesia có dân số đông nhất Đông Nam Á và góp chân trong nhóm đội mạnh khá lâu. Nhưng những năm gần đây, họ bất ngờ sa sút và chưa có dấu hiệu hồi phục. Việc bị rơi xuống nhóm này là một sự thất vọng lớn, đòi hỏi Indonesia phải nỗ lực hơn rất nhiều.
Miễn Điện (tên gọi của Myanmar trước đây) đã có thời là đội bóng hàng đầu khu vực và là đội bóng Đông Nam Á duy nhất đã từng nằm trong nhóm đội mạnh của châu Á (thập niên 1960, 1970). Sau đó, trong thập niên 1980, 1990, Myanmar vẫn thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á, cạnh tranh vị thế số 1 với Thái Lan. Từ sau Seagames 1995, Myanmar hụt hơi trong cuộc chạy đua với Thái Lan và gia nhập nhóm đội mạnh với Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam trong thập niên 2000. Sau đó, họ rơi xuống vị thế của nhóm thách thức cho đến nay.
>>> Cập nhật mới nhất: tin soi kèo nhà cái tại soikeotot1.com <<<
Các đội Philippines, Lào, Campuchia được xếp vào nhóm “lót đường” trong khoảng 3 thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, trong vài năm vừa qua, cả 3 đạt được những tiến bộ nhanh chóng. Với Phlippines là nhờ chính sách nhập tịch và gọi vào ĐTQG những cầu thủ lai đang thi đấu ở nước ngoài. Với Lào và Campuchia, những nỗ lực đào tạo cầu thủ trẻ và chí trọng đầu tư cho bóng đá giúp họ đạt được kết quả khả quan. Nhờ đó, khoảng cách giữa họ và nhóm đội mạnh đã thu hẹp đáng kể. Nhưng chừng đó vẫn chỉ đủ để họ thách thức các đội xếp trên chứ chưa giúp họ vươn lên nhóm đội mạnh.
Nhóm lót đường: Bruney và Timo Leste
Mặc dù là nước giàu ngay từ khi thành lập nhưng chỉ với gần 250.000 dân, Bruney sẽ luôn là đội bóng lót đường ở mọi giải đấu.
Với Timo Leste, dân số hơn 1 triệu cũng là rào cản khiến họ khó có thể xây dựng được đội bóng mạnh. Hơn nữa, quốc gia non trẻ này vẫn là nước nghèo nhất khu vực. Rất khó để họ cải thiện vị thế hiện tại trong bóng đá.
Thành viên của AFF còn có một “người khổng lồ” là Australia đạt đẳng cấp “ông kẹ” của châu Á. Nhưng Australia không nằm trong khu vực Đông Nam Á và cầu thủ của họ đều là người da trắng, cao to và nhiều cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu. Vì thế, tôi không xếp loại đội bóng này.